Chi tiết tin

Tuyên truyền pháp luật phải nói hay, nói đúng luật

Ngày Đăng : 11/03/2017 - 7:29 AM

(PLO)- Hiện nay, tại TP.HCM có 562 báo cáo viên pháp luật (cấp thành phố có 155, cấp huyện có 407), 2.907 tuyên truyn viên pháp luật cấp xã. Số lượng này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu phổ biến giáo dục pháp luật. 

Đó là con số báo cáo tại tọa đàm Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa thành phố do Sở Tư pháp TP.HCM tổ chức, ngày 10-3.

Theo bà Trần Việt Thái, Trưởng phòng Phổ biến giáo dục pháp luật (gọi tắt PBGDPL) để thực hiện tốt công tác PBGDPL trên địa bàn thành phố thì các cơ quan, đơn vị ở địa phương không chỉ mời các báo cáo viên, tuyên truyền viên có tên trong danh sách tuyên truyền mà còn mời gọi, huy động thêm các cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư pháp (TAND TP.HCM có số lượng tham gia đông nhất là 37 người) tuyên truyền các lĩnh vực nóng như môi trường, đất đai, giải tỏa bồi thường, bảo hiểm xã hội…

Trong năm 2016, Sở Tư pháp tổ chức 21 cuộc tập huấn tuyên truyền pháp luật trực tiếp với khoảng 6.300 lượt cán bộ, bác cáo viên, tuyên truyền viên tham dự; biên soạn phát hành 273.000 tờ gấp (trong đó có 10.000 tờ gấp tiếng Anh, 27.000 tờ gấp tiếng Hoa, 1.000 tờ gấp tiếng Khơme)… về các nội dung Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, Bộ luật Dân sự, Luật Xây dựng…

“Tuyên truyền pháp luật phải gắn với thực tiễn, có vậy mới thu hút được người nghe. Cái chính là nghe xong họ thu nhận cái gì thì báo cáo viên đặt trọng tâm vào đó để tuyên truyền hiệu quả” - ThS Đặng Minh Sự, Trưởng phòng Pháp chế Sở Lao động-Thương binh và xã hội TP.HCM, chia sẻ.

Đồng tình, bà Nguyễn Thị Thu Trang (nguyên trưởng phòng Tư pháp quận 3), phân tích thêm tùy từng đối tượng tuyên truyền để lựa chọn cách tuyên truyền và luật phù hợp. Cần cụ thể, ngắn gọn dễ nhớ. Ví dụ tuyên truyền Luật Đất đai thì cái người dân cần biết đó là cấp giấy chứng nhận thì phải nộp các loại giấy tờ gì, thời gian cấp giấy là bao lâu.

Luật sư Trương Thị Hòa, kiến nghị tăng cường chất lượng đội ngũ chuyên gia báo cáo viên pháp luật và quy tụ nhiều chuyên gia trên mọi lĩnh vực. Bởi vì, họ là những người được giao nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn các quy định của pháp luật để trình bày (báo cáo) một cách khách quan, trung thực, đầy đủ nên cần đạt rất nhiều yêu cầu như kiến thức về nhiều lĩnh vực pháp luật, thực tiễn liên quan đến pháp luật, kỹ năng truyền đạt thông tin, nói chuyện trước công chúng… báo cáo viên pháp luật tuyệt đối không thể nói sai, tuyên truyền sai các quy định, ý nghĩa của điều luật.

Tuyên truyền pháp luật phải nói hay, nói đúng luật   - ảnh 1
Bà Phan Thị Bình Thuận phát biểu chỉ đạo tại buổi toạ đàm. Ảnh: KP

Phát biểu chỉ đạo, bà Phan Thị Bình Thuận, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, ghi nhận những công sức, tâm quyết đóng góp của các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trong thời gian qua. Giao phòng phổ biến giáo dục pháp luật nghiên cứu đề xuất những giải pháp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho báo cáo viên, tuyên truyền viên làm sao khi nói sẽ thu hút được người nghe; xây dựng kho đề cương bài giảng tuyên truyền; kiến nghị về kinh phí hỗ trợ cho công tác tuyên truyền được tốt hơn... 

KIM PHỤNG



Các tin khác
Video Clip

Website liên kết