Chi tiết tin

VKS rút bớt tội danh trước khi tòa xử, được không?

Ngày Đăng : 17/11/2016 - 7:32 AM
(PL)- VKS truy tố bị can về hai tội. Khi tòa chuẩn bị xử, VKS có công văn rút bớt một tội. Chuyện này đã gây nhiều tranh cãi…

 

TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đang thụ lý phúc thẩm vụ Trần Thanh Phương bị TAND tỉnh Khánh Hòa kết án hiếp dâm trẻ em do Phương kháng cáo kêu oan về tội này, chỉ nhận mình phạm tội giao cấu với trẻ em.

VKS rút bớt một tội danh truy tố

Theo hồ sơ, Phương bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố về hai tội hiếp dâm trẻ em và giao cấu với trẻ em vì cho rằng Phương đã nhiều lần “quan hệ” với một cháu gái từ lúc cháu chưa đủ 13 tuổi cho đến khi cháu hơn 13 tuổi. Tháng 10-2015, VKSND tỉnh Khánh Hòa đã ra cáo trạng truy tố Phương về hai tội này.

Hai tháng sau, tại phiên xử sơ thẩm lần đầu của TAND tỉnh Khánh Hòa, Phương kêu oan về tội hiếp dâm trẻ em, chỉ thừa nhận có hành vi giao cấu với trẻ em. HĐXX đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo đề nghị của đại diện VKS nhằm làm rõ thời điểm Phương thực hiện hành vi phạm tội.

Tháng 2-2016, công an tỉnh có kết luận điều tra bổ sung, tiếp tục xác định Phương thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần trong thời gian người bị hại chưa đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi nên đề nghị truy tố Phương về cả hai tội danh. Một tháng sau, VKS tỉnh chuyển hồ sơ đề nghị TAND tỉnh xét xử Phư?ng v? hai t?i n?y.ơng về hai tội này.

Trong thời gian tòa chuẩn bị xét xử, tháng 4-2016, VKS tỉnh có công văn rút truy tố đối với Phương về tội giao cấu với trẻ em. Theo VKS, Phương có hành vi phạm tội nhiều lần trong cùng khoảng thời gian ngắn, tại cùng một địa điểm và cùng một đối tượng trẻ em bị xâm hại nên chỉ xem xét truy tố Phương về một tội hiếp dâm trẻ em.

VKS rút bớt tội danh trước khi tòa xử, được không? - ảnh 1

Bị cáo Phương tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: X.HIỂN

Tại phiên tòa sơ thẩm lần hai hồi tháng 5-2016, Phương tiếp tục chỉ thừa nhận mình phạm tội giao cấu với trẻ em nên HĐXX lại trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo đề nghị của đại diện VKS.

Tháng 7-2016, công an tỉnh có kết luận điều tra bổ sung lần hai, vẫn đề nghị VKS truy tố Phương về hai tội danh. Lần này VKS tỉnh không ban hành cáo trạng mới mà chuyển hồ sơ và cáo trạng cũ (truy tố Phương về hai tội) cùng công văn rút truy tố đối với Phương về tội giao cấu với trẻ em sang tòa.

Tháng 9-2016, TAND tỉnh xử sơ thẩm lần ba đã phạt Phương tám năm tù về tội hiếp dâm trẻ em.

Được không?

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, một số thẩm phán, luật sư băn khoăn về việc VKS ra công văn rút một phần quyết định truy tố trước khi tòa xử. “Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Điều 181 BLTTHS hiện hành chỉ quy định về việc VKS rút toàn bộ quyết định truy tố và đề nghị tòa án đình chỉ vụ án chứ không quy định về việc rút một phần quyết định truy tố. Việc này phải thực hiện bằng một quyết định thuộc thẩm quyền của viện trưởng VKS chứ không phải bằng một công văn thông thường. Tham khảo biểu mẫu tố tụng hình sự cũng chỉ có biểu mẫu quyết định rút toàn bộ quyết định truy tố của viện trưởng VKS chứ không có biểu mẫu công văn rút một phần quyết định truy tố” - một thẩm phán TAND tỉnh Khánh Hòa cho biết.

Từ băn khoăn trên, có ý kiến cho rằng đúng ra thay vì mở phiên tòa, thẩm phán được phân công giải quyết án phải trả hồ sơ, yêu cầu VKS ban hành cáo trạng, quyết định mới để truy tố bị cáo về tội hiếp dâm trẻ em...

Ngược lại, TS Phan Anh Tuấn (Trường ĐH Luật TP.HCM) có quan điểm khác. Theo TS Tuấn, trong tố tụng hình sự, VKS thực hiện chức năng thực hành quyền công tố bằng cách ra bản cáo trạng truy tố bị can ra tòa và cử đại diện VKS tham gia phiên tòa để thực hiện sự buộc tội. VKS có quyền rút toàn bộ hay một phần quyết định truy tố trước khi tòa xử nếu xét thấy việc truy tố đó chưa chuẩn xác. Trước khi mở phiên tòa, nếu VKS rút toàn bộ quyết định truy tố thì tòa ra quyết định đình chỉ vụ án; nếu VKS rút một phần quyết định truy tố thì tòa chỉ xét xử phần không bị rút truy tố.

Hai luật sư Chu Văn Hưng và Nguyễn Đức Linh (đều là thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng cho rằng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, VKS có quyền thay đổi nội dung cáo trạng. Do BLTTHS hiện hành không nói là VKS phải ra quyết định hay công văn nên VKS ban hành công văn để rút một phần quyết định truy tố cũng không vi phạm. “Luật hiện hành quy định tòa chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà VKS truy tố. Vì vậy khi VKS rút truy tố về tội giao cấu với trẻ em thì tòa vẫn mở phiên xử bị cáo về tội còn lại là hiếp dâm trẻ em chứ không cần trả hồ sơ yêu cầu VKS ra cáo trạng, quyết định truy tố mới” - luật sư Hưng nói thêm.

Tuy nhiên, để tránh tranh cãi, các chuyên gia cũng cho rằng các cơ quan tố tụng trung ương cần có hướng dẫn về tình huống này.

VKS rút quyết định truy tố

Nếu xét thấy có một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 của bộ luật này hoặc có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo theo quy định tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của BLHS thì VKS rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị tòa án đình chỉ vụ án.

(Theo Điều 181 BLTTHS 2003)

 

TẤN LỘC - LỆ TRINH
Trích nguồn: plo.vn



Các tin khác
Video Clip

Website liên kết